Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Hoa Vạn Thọ

HoHoa Vạn Thọ (2)a Vạn Thọ nở tròn viên mãn, màu cam lửa rực lên sức sống tràn đầy, và vì là hoa ngày tết dùng dâng cúng tổ tiên nên mang cả ý niệm thành kính thiêng liêng. Khi hoa hồng, hoa lan, thược dược, lay-ơn … chưa có mặt ở đây thì cùng với hoa mai, Vạn Thọ làm nên bộ mặt của tết quê.
 
Tôi nhớ. Cứ mỗi 29 tết lại thấy Mười đến. Chiếc xe cúp dính đầy bùn đất, phía sau ràng một ôm to hoa vạn thọ được quấn cẩn thận trong lá chuối để giữ cho hoa tươi. Tôi biết đó là những cây hoa đẹp nhất ở trong rẫy. Mười thì vẫn vậy, lam lũ, khuôn mặt khắc khổ, đen nhẻm, nói năng, cử chỉ hơi chút vụng về. Nhìn cậu, tôi bất giác nghĩ đến đám thanh niên lông bông đua đòi hư hỏng, suốt ngày nghĩ cách xài tiền bán đất của cha mẹ ở trong xóm. Cậu khác hẳn !
 
Hoa Vạn Thọ (1)Mười nghèo, không được học nhưng cũng quyết kiếm tiền bằng cách của mình. Cậu đi tìm thuê đất trồng trọt đổi công làm lời, đem theo một túi kinh nghiệm làm nông, tài sản duy nhất của cha của mẹ . Cha tôi cũng cho Mười thuê một miếng ruộng với giá rẻ vì “thấy thằng nhỏ chí thú làm ăn” mà nhà tôi thì lại neo người làm. Cứ mỗi tháng chạp, Mười lại xuống giống trồng bông vạn thọ để tranh thủ thu nhập cho tháng tết. Và cũng đúng 29 cậu lại mang sản phẩm của mình tặng cho chúng tôi. Thành ra thói quen, mỗi tết đến chúng tôi lại đợi hoa của cậu, “cập nhật”, chia sẻ cả những đổi thay của cậu.
 
Có tết cậu hơi buồn buồn: “bông năm nay bị ăn “chộm” nhổ hết “chơn”…” để giải thích vì sao hoa năm nay không được to đẹp. Có tết cậu cười cười: “Chời” cho năm nay cũng khá, tui tính để dành đổi chiếc “ghim” (xe dream)”…
 
Hoa Vạn ThọRồi một tết cậu khoe có vợ mới. Dành được tiền cưới vợ là giỏi rồi. Vợ Mười da bánh ít, cười giòn tan, cũng mẫu người chịu thương chịu khó. Tôi đùa, vậy thì tết nay anh không cần đốt pháo rồi! Mừng cho cậu có người chung tay tát cạn biển Đông. Tết khác, Mười khoe con trai . Thằng nhóc hơi gầy nhưng hoạt bát dạn dĩ. Đặc biệt khi kể về thằng con, Mười bỗng đâm lưu loát hẳn. Mừng cho cậu có cái gọi tương lai.
Chúng tôi đem hoa chưng ở khắp các bàn thờ ông bà. Cũng những hoa Vạn Thọ tròn đầy rực lên cái màu cam vàng dân dã, đầy sức sống . Lạ lùng, tất cả lại nở ra từ những bàn tay đen đúa thô kệch kia. Bỗng thấy thương thương. Thương Mười, thương cha ông mình, thương hết những người cả đời chân lấm tay bùn cho đất nở hoa.
 
Vào giữa năm, vì phải giải quyết những khó khăn của gia đình nên cha tôi buộc phải bán đi miếng ruộng. Nghĩa là 29 tết này, Mười cũng không có hoa Vạn Thọ để đem tặng chúng tôi. Chắc là cậu phải chật vật lắm cho những ngày sắp tới đây! Chỉ với sự chăm chỉ và lòng nhiệt thành liệu cậu có vẽ được ước mơ không!
 
Chúng tôi vẫn giữ thói quen chưng hoa Vạn Thọ. Vẫn là một dáng tròn viên mãn, màu cam lửa mạnh mẽ ẩn chứa ý niệm về một lời nguyện cầu “chân cứng đá mềm” trong cuộc sống cho mỗi chúng ta.
.

 Nguồn: Tamhoc.com

Hoa Vạn Thọ (May - 2014) (3)Hoa Vạn Thọ  - 2014 (17)Hoa Vạn Thọ 2014 (1)
Theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Cúc vạn thọ hay Cúc vạn thọ kép, tên khoa học Tagetes erecta L., thuộc họ Cúc – Asteraceae.
Chi Cúc vạn thọ (danh pháp khoa học: Tagetes) là một chi của khoảng 60 loài cây thân thảo một năm và lâu năm trong họ Cúc (Asteraceae). Chúng có nguồn gốc tại khu vực kéo dài từ tây nam Hoa Kỳ qua Mexico và về phía nam tới khắp Nam Mỹ.
Chúng được biết đến với tên gọi chung là cúc vạn thọ (không nhầm với chi Cosmos), hay cúc vạn thọ Mexico (cempasúchil), cúc vạn thọ châu Phi (thường được dùng để chỉ các giống và cây lai ghép của T. erecta, mặc dù loài này không phải là cây bản địa của châu Phi), hay cúc vạn thọ Pháp (thường được dùng để chỉ các giống và cây lai ghép của T. patula, phần nhiều trong số đó được phát triển tại Pháp mặc dù loài này không phải là cây bản địa của quốc gia này). Có ít nhất một loài là cỏ dại đã hợp thủy thổ của châu Phi, Hawaii và Australia. Tại Việt Nam, cúc vạn thọ được trồng chủ yếu là các giống củaT.patula.
Các loài khác nhau có kích thước cao từ 0,05-2,2 m. Chúng có các lá lông chim màu xanh lục với hoa từ trắng, vàng kim, da cam, vàng tới gần như đỏ, đường kính khoảng 0,1 tới 4–6 cm, nói chung với cả các chiếc hoa tia và đĩa chiếc hoa.
Hoa Vạn Thọ  - 2014 (18)
Tán lá của cúc vạn thọ có mùi thơm như xạ và hăng, mặc dù các giống, thứ sau này đã được tạo ra là không có mùi. Người ta cho rằng làm như thế để ngăn cản một số côn trùng (mặc dù người ta đã ghi nhận thấy chúng vẫn bị một số ấu trùng của các loài cánh vẩy phá hại, như Melanchra persicariae) cùng các loài giun tròn phá hại. Tagetes vì thế thường được sử dụng trong vai trò của cây đồng hành. T. minuta, có nguồn gốc Nam Mỹ, đã được sử dụng làm một trong những nguồn tinh dầu, gọi là dầu cúc vạn thọ, trong công nghiệp sản xuất nước hoa cũng như làm chất tạo hương vị cho công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm và thuốc lá tại Nam Phi, nơi mà loài này cũng là hữu ích trong việc cải tạo đất bỏ hoang. Một vài loài lâu năm có sức kháng cự chống lại hươu, nai, thỏ, lợn cỏ pêcari và động vật gặm nhấm.
Cúc vạn thọ (gọi tắt là vạn thọ) ở miền Nam Việt Nam
Vạn thọ có thời gian giữ bông nở kéo dài khá lâu, ngay cả khi thân và lá đã tàn, nên người Việt từ xưa đã chọn loại cây này để dâng cúng.
Cúc vạn thọ thường trồng cho mục đích y học, nghi lễ và trang trí.
Các cúc vạn thọ được trồng rộng rãi ở Ấn Độ và Thái Lan , đặc biệt là loài T. erecta , T. patula , và T. tenuifolia .Số lượng lớn các cúc vạn thọ được sử dụng kết thành vòng hoa và trang trí cho đám cưới, lễ hội và các sự kiện tôn giáo.
Hoa Vạn Thọ  - 2014 (8)
Cúc vạn thọ, hoa màu vàng tươi ở những loài hoang, màu vàng chanh, đỏ nâu ở những loài trồng. Cây được trồng bằng cách giâm cành hay gieo hạt nơi đất ẩm và nhiều ánh sáng. Cây ra hoa vào mùa đông cho tới mùa hạ. Người ta thu hái hoa vào mùa xuân, hè, phơi khô ngoài nắng. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.
Theo Đông y, Cúc vạn thọ có vị đắng, mùi thơm, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Có tài liệu cho là cây có tác dụng thông khí, trị ho; lá làm mát phổi gan, giải nhiệt; còn hoa thanh tâm, giáng hỏa, tiêu đờm.
Thường dùng trị bệnh đường hô hấp, đau mắt (viêm kết mạc); ho gà, viêm khí quản; viêm miệng, viêm hầu, đau răng.
Dùng chữa các bịnh ngoài da như viêm tuyến mang tai, viêm mủ da. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc; hoặc nghiền hoa với ít giấm để đắp, nghiền rễ tươi và lá chữa viêm mủ da.
Theo kinh nghiệm của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, dùng 10-15g hoa Cúc vạn thọ giã nát trộn với ít đường chữa kiết lỵ, ngoài ra phối hợp với một số dược liệu khác thành bài thuốc chữa hen như sau: Hoa cúc vạn thọ, Rau cần tươi, Nhân trần, Củ tầm sét, Thài lài tía, Rễ bạch đồng nữ, Tinh tre mỡ, mỗi vị 10g, thái nhỏ phơi khô, sắc uống trong ngày.
Hoa Vạn Thọ 2014 (10)
Hoa vạn thọ có mùi hương dễ chịu. Lá và hoa có nhiều dược tính, nhiều công dụng trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, kích thích tuần hoàn máu, viêm da… Hoa vạn thọ có chứa nhiều vitamin C, resins, protein và flavonoids.
Lá cây dung dịch nước chiết xuất có tính chất kháng khuẩn với nhiều chỉ số tác dụng không gây ra bệnh từ vi khuẩn ( gram dương cũng như gram âm ) chủ yếu là da truyền nhiễm vi khuẩn , vì vậy lá vạn thọ có thể hữu ích trong việc phát triển các loại thuốc cho các bệnh như viêm da, mụn trứng cá, và cũng có thể được phát triển như là chất khử trùng.
Để điều trị vùng da bị viêm nhiễm, giã nhuyễn một nắm hoa vạn thọ và vắt lấy dịch, dùng dịch này để bôi. Dịch ép từ lá cây hoa vạn thọ cũng có tác dụng tương tự. Hoa vạn thọ có thể dùng làm trà để uống khi mắt bị viêm, đau. Để làm trà thì phơi khô hoa, sau đó ngâm vào nước sôi giống như pha trà.
Hoa vạn thọ cũng có tác dụng làm thư thái tinh thần. Mùi hương và các hóa chất có trong hoa vạn thọ sẽ giúp giải tỏa ưu phiền.
Những  được thu hoặch, tùy theo sự cần dùng để sử dụng liền ngay trong mùa cây tăng trường và phát triển, trong khi những hoa vạn thọ có thể phơi khô và bảo quản để dùng về sau.
Ngoài ra vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, xua đuổi muỗi.
♦ Lưu ý: Những Thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác Sĩ trước khi áp dụng!
Hoa Vạn Thọ 2014 (8)Hoa Vạn Thọ 2014 (9)

Tìm hiểu thêm về Cúc Vạn Thọ

Bộ phận sử dụng :

Thân, lá, hoa.

Thành phần hóa học và dược chất :

Marigold hay cúc vạn thọ là một nguồn giàu và tinh khiết nhất của lutéine.
► Những nghiên cứu về hóa thực vật, đã phân lập được những chất :
– những flavonoïdes,
– những caroténoïdes,
– xanthophylles
– và chất polykétides.
với :
– antimutagènes,
– phytotorique,
– yếu tố dinh dưởng agents nutritionnels,
Hoa Vạn Thọ (May - 2014)  (3)
● Nghiên cứu thân cây và hoa có những đặc trưng như :
– ß-caryophyllène,
– terpinolène,
– (E)-ociménone,
– ß-ocimène,
– piperitenone
– Z-ocimène,
– và limonène.
● Hoa vạn thọ chứa :
– một tinh dầu dễ bay hơi huile volatile
– và một sắc tó nhuộm màu vàng coloration jaune-matière,
– quercétagétine.
– Xanthophylles
– Lutéine
– Zéaxanthine
– esters de lutéine
– esters de zéaxanthine
► Hợp chất thiên nhiên :
22 hợp chất thiên nhiên với những sườn carbon khác nhau đã được phân lập từ hoa vạn thọ Tagetes erecta bởi công trình nghiên cứu hệ thống hóa thực vật, và những cấu trúc của hợp chất đã được xác định bởi những dử kiện quang phổ, bao gồm RMN 1H và 13C, và so với dử kiện từ các tài liệu.
Đây là kết quả một nghiên cứu sâu rộng trên 22 hợp chất hóa thực vật phytochimiques hiện diện trong hoa của Cúc vạn thọ, do cô lập của những phân đoạn khác nhau của trích xuất trong éthanol bởi cột sắc ký phân đoạn trên cột gel silice.
Hoa Vạn Thọ  - 2014 (11)Hoa Vạn Thọ  - 2014 (12)Hoa Vạn Thọ  - 2014 (13)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét