Hoa Huệ Tây hay hoa Bách Hợp, Loa Kèn, Lily và ở Đà Lạt gọi là hoa Lys (từ tiếng Pháp: fleur de lys), là một loài hoa thuộc chi Lium, họ Loa kèn.
Một loài hoa trắng thanh lịch, mang hương thơm dịu, đã được đánh dấu bằng những dòng chữ trong văn học, thơ ca, lịch sử, thần thoại, và thế giới nghệ thuật đầy qua những câu chuyện và hình ảnh nói về vẻ đẹp uy nghi của nó.
Ngày nay Hoa Huệ vẫn là một nhắc nhở đẹp trong mùa Phục Sinh và cũng là mối liên kết những hy vọng của từng nhịp tim nối lại nhau, bằng sự ấm áp vào dịp lễ hội, từ thế hệ này qua thế hệ sau trong tinh thần thánh thiện, thanh sạch, đầy lòng yêu mến, giữa con người và con người.
Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm là chủ yếu.
Đây là loài cây bản địa của quần đảo Ryukyu, phía nam Nhật Bản và Đài Loan.
Hoa Huệ Tây có hương thơm nhẹ nhàng và thanh thoát.
Hoa Huệ Tây có hương thơm nhẹ nhàng và thanh thoát.
Cây hoa này được du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu:
- Giống từ Pháp: không rõ tên, nhập nội khoảng 1945-1955
- Giống Hàn Quốc: không rõ tên, nhập nội 1970
- Giống Nhật Bản: không rõ tên, nhập nội 1972 với nhiều màu khác nhau nhưng chỉ có màu trắng là thích hợp và còn tồn tại đến nay.
Muốn cây cho hoa đẹp chúng ta nên trồng ở những nơi ít nắng hoặc trong bóng râm vì chúng là loài không chịu nắng gắt. Hoa Huệ Tây hơi to, mỗi năm cứ vào tháng 4 thì chúng sẽ nở hoa.
Ở Việt Nam, hoa Huệ Tây, loa kèn hay Bách Hợp được biết đến nhiều nhất ở bức tranh nổi tiếng “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Người ta cũng tin rằng hoa này khi tự mọc trên những ngôi mộ của những người trong sạch, vô tội bị xử oan, hoa huệ được xem như là điềm chứng minh cho sự thanh khiết.
Đối với nền văn minh cổ của người Do Thái, hoa huệ cũng được xem như là hoa thiêng liêng.
Hoa trắng này được dâng hiến cho Đức Mẹ Đồng Trinh và cắm trong nhà thờ suốt mùa lễ Phục Sinh để mừng sự hồi sinh của Chúa Jesus.
Hoa Huệ Tây hay được gọi là hoa Bách Hợp vì hình dáng của hoa đã được tạo hình cho một biểu tượng huy hiệu có tên gọi là ” Hoa Bách Hợp”.
Biểu tượng huy hiệu ” Hoa Bách Hợp” có thể hoàn toàn dùng để trang trí cho nghệ thuật hoặc có thể “là hình tượng sử dụng trong chính trị, phù hiệu quân sự và biểu tượng của nhiều tổ chức khác nhau, và suốt thế kỷ 20 ” Hoa Bách Hợp” được nhiều tổ chức Hướng đạo khắp nơi trên thế giới chấp thuận làm huy hiệu của tổ chức mình. Ðặc biệt nhất là huy hiệu.” Hoa Bách Hợp” đã xuất hiện trên các cờ của vô số quốc gia châu Âu hàng nhiều thế kỷ.
Dựa theo một truyền thuyết kể về việc Vua Clovis (493) đặt một bông hoa vào trong chiếc nón sắt của mình ngay khi ông chiến thắng Trận Vouillé và đưa ông đến quyết định chọn hoa bách hợp làm một biểu tượng hoàng gia.
Từ mối liên hệ với Vua Clovis, hoa bách hợp đã được dùng để biểu trưng cho tất cả các vua Frank Cơ đốc giáo, vì thế có sự nghi ngờ khởi đầu vào thế kỷ 17 và các học giả hiện đại cho rằng hoa bách hợp là một biểu tượng tôn giáo trước khi nó trở thành một biểu tượng huy hiệu thật sự.
Hoa bách hợp, được dịch sát nghĩa từ tiếng Pháp của fleur-de-lis sang tiếng Anh làflower of the lily (hoa huệ), và được nhiều người cho rằng nó là một phiên bản cách điệu: dựa vào hoa thật để tạo ra một hình tượng hoa.
” Hoa Bách Hợp của Firenze” trong hình dạng trang trí cho nghệ thuật.
(Trong hoa bách hợp Firenze, các nhị hoa luôn được đặt trong các cánh hoa)
(Trong hoa bách hợp Firenze, các nhị hoa luôn được đặt trong các cánh hoa)
Trong thời cai trị của Vua Louis IX (Thánh Louis) ba cánh hoa được cho là để tượng trưng cho đức tin (faith), thông thái và tinh thần hiệp sĩ, và là dấu hiệu che chở của thiên thần ban tặng cho nước Pháp. Suốt thế kỷ kế tiếp, thế kỷ 14, truyền thống về chủ nghĩa tượng trưng Ba Ngôi được thiết lập tại Pháp, và rồi truyền khắp các nơi khác.
Hoa bách hợp là yếu tố chính trong biểu trưng của đa số các tổ chức Hướng đạo, biểu hiện đề tài chính trong Hướng đạo: ngoài trời và hoang dã. Ba cánh hoa hay ba lá tượng trưng cho ba điều trong Lời hứa Hướng đạo (bổn phận đối với Thượng đế và Nhà vua (hoặc đối với Thượng đế và quốc gia tôi), giúp đỡ mọi người và tuân theo Luật Hướng đạo)
Ba cánh hoa của kiểu huy hiệu cũng phản ánh một niềm tin từ xa xưa rằng chúng đại diện cho đức tin, thông thái và tinh thần hiệp sĩ.
Thời Trung cổ, các biểu tượng hoa huệ và hoa bách hợp đáng chú ý là nằm chồng lên nhau trong nghệ thuật tôn giáo. Michel Pastoureau, một sử gia, nói rằng cho đến khoảng năm 1300 chúng được thấy trong các hình tượng mô tả Giê-su, nhưng dần dần chúng trở thành biểu tượng của Đức mẹ Đồng trinh và có liên quan với Bài hát của Solomon “lily among thorns” (lilium inter spinas), được hiểu như là nói đến Mẹ Mary.
Nước Anh trung đại từ giữa thế kỷ 14, con dấu của một phụ nữ quí tộc thường có hình một người phụ nữ với hoa bách hợp, dựa theo ý nghĩa rộng về Maria với “đức tính và tinh thần phụ nữ”. Hình tượng Mary cầm hoa xuất hiện đầu tiên trong thế kỷ 11 trên các tiền kim loại phát hành bởi các nhà thờ để vinh danh Đức mẹ, và kế tiếp là trên các con dấu của nhà thờ tăng hội, bắt đầu là với Nhà thờ Đức bà Paris năm 1146.
Hoa bách hợp vượt qua Đại Tây Dương cùng với người châu Âu đi Tân Thế giới, đặc biệt là với người định cư Pháp. Vùng Acadiana và nhiều thành phố ở miền nam Louisiana, như New Orleans và Baton Rouge, cũng dùng hoa bách hợp. Missouri nơi mà biểu tượng hoa ba cánh biểu thị cho sự nhập lại của ba con sông (Mississippi, Missouri và Illinois).
.
.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hoa Huệ
Mỗi một vùng đất đều có những điểm sinh thái rất đặc biệt, điều đó khiến cho những sản phẩm nông nghiệp có một đặc trưng rất riêng. Ví dụ như về mùi thơm của Hoa Huệ thì không có vùng nào sánh bằng các xã Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc của huyện Bình Chánh.
1. Đất trồng:
Ở huyện Bình Chánh Hoa Huệ được trồng vào đầu mùa mưa chủ yếu trên vùng đất sét trắng tại các xã như Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc… Theo bà con nông dân thì Huệ trồng ở Bình Chánh có mùi thơm hơn khi trồng ở miền Tây (có lẽ do đất có nhiều nguyên tố vi lượng).
Líp trồng tùy nơi: bề ngang mặt líp 2 mét, đáy 2,5 mét, bề ngang mương nước 1,5 mét. Mặt líp phải bằng phẳng để giữ được nước và khi trồng tận dụng được mặt đất trồng. Đất được cuốc, xới thành từng cục khoảng ngón chân cái, ngón tay cái.
.
.
2. Giống Huệ:
Về chọn và tồn trữ giống: Chọn củ đã trồng từ năm trước, được đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào lên thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ), khi lấy giống phải xử lý thuốc trừ rệp sáp ngay ngoài ruộng (khoảng tháng 12 âm lịch cắt lá, rải thuốc bột, tháng 1 âm lịch đào củ cắt bỏ bớt rể và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (Bassa, Mipcin..), tồn trữ bằng cách để dưới bóng râm thoáng mát, chỉ để 1 lớp cho thoáng, củ ít bị hư. Tiêu chuẩn củ trồng được chia làm 3- 4 loại (bằng ngón tay út đến ngón chân cái):
– Nếu củ bằng ngón chân cái xuống giống tháng 4 đến tháng 7 cho bông.
– Nếu củ trung bình xuống giống tháng 4 đến tháng 8 tháng 9 cho bông.
– Nếu củ nhỏ bằng ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tháng 11 cho bông.
– Nếu củ nhỏ hơn ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tết cho bông.
Tuỳ theo mục đích lấy bông vào ngày rằm 15 hoặc 30 mà tính ngày xuống giống cho phù hợp.
3. Cách trồng và mật độ trồng:
Một công đất (1.000 m2) cần từ 10 đến 15 giạ giống đã được xử lý. Trước khi trồng phải lặt sạch rễ, tàn dư thực vật trên củ, trong vòng một tuần phải trồng ngay để củ khỏi mất sức. Có thể trồng cùng 1 loại củ để thu hoạch cùng lúc hoặc trồng 1 bụi có ba loại củ lớn nhỏ khác nhau để thu hoạch thành từng đợt. Kinh nghiệm trồng 1 loại củ trên líp dễ chăm sóc hơn.
Mật độ trồng: Khoảng cách 20cm x 20cm (cho củ giống nhiều, nhưng khó chăm sóc, dễ bị sâu bệnh) khoảng cách 40cm x 40cm (không cho củ giống nhiều, nhưng dễ chăm sóc).
Đặt củ dưới đất và lấp đất từ 2- 3 cm, nếu đặt củ cạn thì cây mau cho ra bông, đặt củ sâu cho bông chậm nhưng bông tốt hơn. Trồng xong tưới nước sáng chiều. Sau trồng khoảng hai tháng Huệ bắt đầu xây ngù (gù), từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng, tính hết thời gian từ trồng đến thu bông chậm nhất là khoảng 3,5 tháng.
Màu trắng của hoa, màu xanh ngắt của lá và hương thơm ngát từ hoa loa kèn lan tỏa mỗi độ tháng Tư về.
Photos: hannahlinhflower
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét